Những tác hại khi sử dụng nguồn nước nhiễm mặn

Nước bị nhiễm mặn là nước là hàm lượng Clorua (Cl-) > 300 mg/lít theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế về chất lượng nước dùng cho sinh hoạt và ăn uống.

Đối với sức khỏe: khi sử dụng nước nhiễm mặn sẽ gây ra những ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Nước nhiễm mặn khi vào cơ thể sẽ hút nước từ các tế bào gây nên hiện tượng mất nước khiến tế bào ngày càng bị teo nhỏ. Khi các tế bào chết đi, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh lý về tiêu hóa, giảm chức năng đề kháng và dẫn đến tình trạng suy thận, suy gan,..Khi sử dụng nguồn nước nhiễm mặn trong sinh hoạt như: tắm, rửa, vệ sinh,.. sẽ có khả năng gây ra các bệnh ngoài da như: viêm da, mụn nhọt, ghe lở, hắc lào,..

Đối với sinh hoạt: nước mặn làm hư hỏng, phá hủy các thiết bị, đồ dùng sinh hoạt trong nhà đặc biệt là các thiết bị điện, các thiết bị được làm bằng kim loại. Vì muối sẽ tác dụng với kim loại và khiến kim loại đó bị ăn mòn và phân hủy.

Đối với ngành nông nghiệp: nghiêm trọng là khi nguồn nước nhiêm mặn được sử dụng trong tưới tiêu sẽ khiến cây trồng bị héo, rụng lá, chết cháy, gây mất mùa màng, đất đai bị cằn cỗi, gây hưởng nghiêm trọng đến đời sống và kinh tế của người dân.

Các giải pháp sử dụng nước trong vùng bị xâm ngập mặn, vùng ven biển

Trong các trường hợp thiếu nước ngọt, trong trường hợp khẩn cấp: Không có nước ngọt để sử dụng, người dân có thể áp dụng các biện pháp xử lý đơn giản tại nhà như sau:

Lựa chọn nguồn nước để sử dụng: nên lựa chọn nước giếng đào, nước giếng khoan để sử dụng, chú ý phải phân tích chất lượng nước xem có đạt yêu cầu sử dụng không, hoặc thử xem nguồn nước có bị nhiễm mặn.

Trong trường hợp không có nguồn nước ngầm (giếng khoan, giếng đào) hoặc nước ngầm bị nhiễm mặn cao, phải sử dụng nước ao hồ, sông suối, kênh rạch.. thì cần lựa chọn những điểm (vị trí) chưa bị nhiễm mặn hoặc chọn những điểm có độ mặn thấp nhất, không lấy nước gần bờ để tránh bị ô nhiễm, chọn thời điểm lấy nước vào lúc nước có độ nặm thấp và nước nhiều, trước khi sử dụng các nguồn nước này cần tiến hành xử lý theo các bước sau:

  • Bước 1: Làm trong nước

Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.
+ Phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng 1 g, bằng khoảng nửa đốt ngón tay cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hòa lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

+ Vải sạch: Có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi nước trong. Chú ý chọn vải lọc bằng cotton để lọc nước qua, thay vải khi thấy cặn trên vải lọc nhiều.

Trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước bề mặt quá đục hoặc nhiều phù sa, cần lọc bỏ bớt phù sa bằng cách lọc qua nhiều lớp vải màn trước khi làm trong nước.

  • Bước 2: Khử trùng nước

Có thể khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi.

+ Dùng hóa chất khử trùng

Đối với hộ gia đình, khử trùng nước bằng Cloramin B 25%, có 02 dạng sau:

Dạng viên: hàm lượng 0,25gam (hoặc 1 gam)  thì dùng 1 viên 0,25 gam cho 25 lít nước.

Dạng bột: dùng 0,3 gam bột cho 30 lít nước (hoặc 1/3 muỗng canh cho 300 lít nước).

Nước sau khi được khử trùng xong sau 30 phút có thể sử dụng được.

+ Đun sôi nước

Chỉ sử dụng nước để uống trực tiếp sau khi đã đun sôi để nguội.

Ngoài các cách xử lý nước nhiễm mặn trong trường hợp khẩn cấp trên, người dân còn có thể lựa chọn các hệ thống xử lý nước nhiễm mặn, nước biển thành nước uống trực tiếp của Việt Thái Sinh. Với việc sử dụng công nghệ màng lọc RO chuyên dụng cho nước nhiễm mặn, nước biển, các hệ thống của Việt Thái Sinh có thể xử lý được độ mặn lên tới 35.000 ppm thành nước uống trực tiếp, đảm bảo quy chuẩn QCVN 01:2018/BYT. Với nhiều công suất khác nhau, từ 27lít/h phù hợp với các hộ gia đình cho đến các hệ thống quy mô công nghiệp, công suất lên đến hàng chục m3/h, đảm bảo cung cấp nước cho cả tòa nhà hoặc khu dân cư.

Hiện nay, Việt Thái Sinh đang cung cấp cho thị trường các máy lọc nước biển của các hãng như Parker, Blue Water, Sea Recovery, …. hoặc các dòng máy được gia công, tích hợp tại Việt Nam với giá cả hợp lý nhưng chất lượng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn, mang đến nguồn nước ngọt lành, giúp bảo vệ sức khỏe cho người dân.

(Theo Viện Y Tế Công Cộng TP.HCM)

Chia sẻ