Thực trạng nguồn nước hiện nay

Mặc dù Trái đất được bao phủ hơn 70% là nước, nhưng 96% trong số đó là nước mặn mà con người không thể sử dụng để sinh hoạt cũng như sản xuất được. Vì vậy, nước là một nguồn tài nguyên hữu hạn và không hề dồi dào như nhiều người vẫn nghĩ.

Với tốc độ phát triển của các nghành công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì sẽ có 1 lượng nước thải khổng lồ để sử dụng sản xuất và được xả ra môi trường hàng ngày. Chính vì vậy mà nhu cầu quản lý nguồn nước sạch là vô cùng cấp thiết. Hiện nay, các doanh nghiệp đã ứng dụng nhiều phương thức, công nghệ khác nhau để xử lý nước thải sau sản xuất nhằm đáp ứng các quy định khắt khe của chính phủ về môi trường, trong đó, tái sử dụng nước thải đang là xu hướng được đánh giá là mang lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế cho chủ đầu tư không chỉ ở hiện tại mà còn ở tương lai, đảm bảo nguồn tài nguyên để phát triển bền vững.

Tái sử dụng nước thải là gì ?

Hiểu đơn giản, tái sử dụng nước thải là việc tận dụng lại nước thải trong quá trình sản xuất để dùng trong các hoạt động khác như tưới cây, tẩy rửa, nước cấp để sản xuất và thậm chí dùng để uống. Với mỗi mục đích tái sử dụng khác nhau sẽ có những yêu cầu chất lượng nước riêng biệt.

Ở Việt Thái Sinh, chúng tôi đã có nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, áp dụng các công nghệ khác nhau để tái sử dụng lại nước thải trong nhiều ngành nghề sản xuất, ví dụ như:

  • Ngành chế biến thực phẩm.
  • Ngành sản xuất, chế biến thủy hải sản.
  • Ngành dệt may.
  • Ngành chăn nuôi.
  • Ngành sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử.

Công nghệ tái sử dụng nước thải

Hiện nay, Việt Thái Sinh đang sử dụng rộng rãi công nghệ màng lọc sinh học MBR (Membrance Bio Reactor) kết hợp với RO (Reverse Osmosis) của hãng Suez để mang lại hiệu quả cao với tỉ lệ tái sử dụng lên tới 80% và là nền tảng để đạt tới mô hình MLD/ZLD (Minimum/Zero Liquid Discharge).

Màng MBR (Suez) là loại màng được thiết kế đặc biệt cho các nguồn nước khó xử lý. Với danh tiếng của tập đoàn xử lý nước hàng đầu thế giới, các kĩ sư của hãng Suez đã tối ưu hóa màng MBR của hãng để cải thiện lưu lượng, đạt độ thẩm thấu cao, giảm năng lượng tiêu thụ cũng như tăng tuổi thọ.

Màng được thiết kế và kết nối theo dạng module nên rất linh hoạt trong quá trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng cũng như nâng cấp hệ thống.

Với việc ứng dụng màng MBR – kết hợp giữa công nghệ lọc màng và bể lọc sinh học như một công đoạn trong quy trình xử lý nước thải có thể thay thế (trong vài trường hợp) cho vai trò tách cặn của bể lắng bậc hai và bể lọc nước đầu vào, do vậy có thể lược bỏ bể lắng bậc hai và vận hành với nồng độ MLSS cao hơn.

Điểm khác biệt của của màng MBR (Suez) với các hãng khác là công nghệ sục khí LEAPmbr sẽ giúp cho màng không còn bị nghẹt bùn và đứt gãy, qua đó tăng tuổi thọ cũng như đơn giản quy trình bảo dưỡng.

Bằng các dự án thực tế, màng MBR (Suez) đã chứng minh được tuổi thọ lên tới 10 năm và giảm 50% lượng hóa chất để làm sạch màng. Kích thước của lỗ màng chỉ 0,03 micron nên nước sau xử lý có thể trực tiếp dến hệ thống RO mà không cần các bước tiền xử lý khác để bảo vệ màng RO, qua đó tiết kiệt diện tích hệ thống cũng như chi phí đầu tư.

Nước thải sau khi qua hệ thống MBR sẽ được bơm cao áp đẩy vào hệ thống màng RO để tiếp tục xử lý tách các tạp chất, vi khuẩn, những hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp và các ion trong nước.

Quá trình tách nước của màng RO là quá trình tách vật lý. Phục hồi triệt để nguồn nước đã ô nhiễm. Không làm gia tăng lượng bùn ô nhiễm. Hệ thống được tích hợp quy trình súc rửa CIP tự động, các thiết bị quan trắc để kiểm soát chất lượng nước. Toàn bộ hệ thống tái sử dụng được điều khiển tự động và ứng dụng IoT. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT.

Sơ đồ công nghệ quy trình tái sử dụng nước thải:

Các ưu điểm của công nghệ tái sử dụng nước bằng màng MBR và RO:

  • Bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
  • Giảm chi phí xử lý và năng lượng.
  • Giảm khối lượng và chi phí xả thải.
  • Mở ra cơ hội tiếp cận với thị trường nước ngoài.

 

Chia sẻ