Nuôi trồng thuỷ sản hiện tại đang là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của nước ta. Với lợi thế tự nhiên sẵn có, trải dài khắp nước Việt Nam có rất nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm là: ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường Vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Dọc bờ biển nước ta có các bãi triều, đầm phá, các khu rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thuỷ hải sản nước lợ. Ngoài ra, nước ta còn nhiều ao hồ, sông suối, các ô trũng vùng đồng bằng thích hợp nuôi thuỷ hải sản nước ngọt. Cả nước ta đã sử dụng hơn 850 nghìn hecta diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản, trong đó 45% thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu.

Tình hình nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam 

Giai đoạn 1995 – 2020: Sản lượng nuôi trồng hải sản của Việt Nam tăng gấp 11 lần, tăng trưởng trung bình năm 10% từ 415 nghìn tấn lên gần 4,6 triệu tấn. Nuôi trồng thuỷ sản phục vụ cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở ĐBSCL (chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm).

Nhìn chung, ngành nuôi trồng hải sản đóng góp rất lớn cho nền kinh tế nước ta, giải quyết việc làm cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên hiện nay với tình hình biến đổi khí hậu phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành nuôi trồng hải sản.

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây, mùa mưa ngày càng đến trễ hơn, lượng mưa giảm trong khi mùa nóng ngày càng nóng hơn, xâm nhập mặn tăng cao khiến diện tích nuôi trồng ngày càng bị thu hẹp, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản. Đặc biệt các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng , Trà Vinh, Kiên Giang chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Nước nuôi trồng thuỷ sản có gì đặc biệt ?

Một trong những việc quan trọng và bắt buộc phải làm trong ngành nuôi trồng thuỷ sản đó chính là xử lý nguồn nước cấp vào và xử lý nước thải sau nuôi. Hạn hán kéo dài, mực nước đầm nuôi thấp, môi trường nuôi không ổn định kết hợp với độ mặn cao đã làm cho thuỷ sản bị sốc và chết. Chính vì thế để có thể phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản bền vững, chúng ta cần có những giải pháp xử lý nước nuôi thích hợp để ứng biến với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và đảm bảo nguồn nước thải không ảnh hưởng tới môi trường.

Nước cấp vào ao nuôi cần phải được lắng, diệt tạp chất và diệt khuẩn để xử lý kịp thời các tác nhân gây bệnh.

Nước thải nuôi trồng hải sản thường chứa hàm lượng cao BOD, COD, Nito, Photpho, chất rắn lơ lửng, Amoniac, và vi sinh vật gây bệnh Coliform  từ nguồn thức ăn dư thừa…

Các phương pháp truyền thống như sử dụng kết hợp bể thiếu khí, bể hiếu khí, bể lắng đều xử lý rất hiệu quả nước thải nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống chiếm diện tích rất lớn và đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao. Để giải quyết các nhược điểm trên, Việt Thái Sinh chúng tôi đã kết hợp sử dụng công nghệ mới – công nghệ màng lọc RO – lọc nước tuần hoàn để đạt hiệu quả cao, giảm chi phí đầu tư và chi phí vận hành xuống mức thấp nhất.

Vì sao khách hàng nên chọn Việt Thái Sinh?

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Việt Thái Sinh luôn sẵn sàng giúp đỡ quý khách hàng trong việc kiểm tra, đánh giá vấn đề, tư vấn, thiết kế, xây dựng, bảo hành, bảo trì toàn bộ hệ thống xử lý nước cho ngành nuôi trồng thuỷ hải sản.

Chia sẻ