Từ nhiều năm qua, tình trạng nước mặn xâm nhập, gây thiệt hại cho đời sống sản xuất của người dân miền Tây đã trở nên quá quen thuộc. Đối với các nhà máy, xí nghiệp cần sử dụng lượng lớn nước sạch để vận hành, sản xuất thì việc lắp đặt các hệ thống RO xử lý nước mặn luôn là phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên, lắp đặt ra sao, vận hành như nào để hiệu quả, tránh lãng phí là việc mà cả chủ đầu tư và đơn vị cung cấp cần phải phối hợp.
Với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm cũng như cung cấp kiến thức cho khách hàng, hãy cùng Việt Thái Sinh tìm hiểu về việc vệ sinh màng lọc, hay còn gọi là HOÀN NGUYÊN, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, lưu lượng nước đầu ra cũng như chi phí vận hành cho hệ thống RO xử lý mặn.
❓ Khi nào cần tái sinh màng lọc
⚠ Lưu lượng sau lọc giảm 10% – 20% so với thiết kế ban đầu.
⚠ Áp lực bơm cao áp tăng 10% – 20%
⚠ TDS vượt quá ngưỡng thiết kế hoặc tiêu chuẩn nước đầu ra cho phép.
❓ Vì sao màng lọc RO bị tắc nghẽn, cần phải vệ sinh ❔
⚠ Nguồn nước đầu vào chưa xử lý đạt chuẩn, ví dụ như chỉ số SDI > 5.
*SDI: Silt Density Index – Các chất nhầy do vi sinh vật, rong, tảo tạo ra. Đây là thành tạo nên các cáu cặn bám lên màng và là nguyên nhân chính gây nghẹt màng lọc.
** Ngoài ra, nước có độ cứng cao cũng là nguyên nhân góp phần gây tắc nghẽn màng.
⚠ Thiết kế hệ thống không chính xác làm cho lựa chọn bơm, màng không phù hợp, dẫn đến cả hệ thống hoạt động kém hiệu quả. Một hệ thống thiết kế đúng kỹ thuật có khả năng hoạt động lên tới 180 ngày mới cần phải tái sinh.
Các hoá chất dùng để tái sinh màng lọc:
⚠ NaOH.
⚠ Axit Citrit.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về việc tái sinh màng lọc. Trong bài viết tiếp theo, Việt Thái Sinh sẽ chia sẻ với khách hàng về quy trình vệ sinh màng lọc. Hi vọng với những kiến thức này, mọi người có thể vận hành hiệu quả hệ thống RO xử lý mặn của mình.
Chia sẻ