Nước ngầm hay mạch nước ngầm là một dạng nước được phân bổ dưới bề mặt đất và nó được tích trữ trong các không gian rỗng của đất cũng như trong những khe nứt của các lớp đất đá trầm tích có sự liên thông với nhau. Do đó, nước ngầm còn được gọi là một dạng nước dưới đất.
Nguồn nước ngầm cung cấp một nửa lượng nước uống và 38% lượng tưới tiêu trên toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, nước sử dụng cho sinh hoạt thì 70% là nước bề mặt và 30% là nước ngầm. Mạch nước ngầm rất quan trọng với nước ta. Có nhiều đô thị sử dụng 100% là nước ngầm như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, và phần lớn các đô thị còn lại đều kết hợp sử dụng cả nước mặt và nước ngầm.
Tình hình nước ngầm ở Việt Nam như thế nào ?
Những năm gần đây do nhu cầu sử dụng tăng cao dẫn đến việc khai thác quá mức nên các mạch nước ngầm bị giảm sút trầm trọng, đặc biệt là hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, việc bị ô nhiễm nghiêm trong từ các hợp chất hữu cơ, công tác thu gom chất thải không đảm bảo dẫn đến tình trạng nguồn nước bẩn xâm nhập vào mạch nước ngầm. Riêng ở các vùng ven biển nứoc ta, do ảnh hưởng của biến đôỉ khí hậu và nước biển dâng, một số khu vực như Ninh Thuận, Khánh Hòa, 1 số tỉnh Miền Tây mạch nước ngầm đã bị nhiễm mặn.
Theo thống kê của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y Tế), nước ta có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan chưa qua xử lý. Nước ngầm chứa rất nhiều hợp chất có hại cho cơ thể con người như là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) – cực kỳ nguy hiểm , kim loại nặng, Asen, Flo, Chì, Sắt, Cadmium, Crom, Nitrat,….
Chính vì thế, nước ngầm cần phải được xử lý triệt để để không ảnh hưởng đến sức khoẻ cuả người sử dụng.
Các phương pháp xử lý nước ngầm
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước ngầm, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, tiêu chuẩn dùng nước, tính chất của nguồn nước ngầm, các điều kiện kinh tế, xã hội mà chúng ta có thể lựa chọn các phương pháp cho phù hợp. Một số phương pháp cơ bản như là phương pháp cơ học (giàn mưa, làm thoáng, lắng, lọc,…), phương pháp hoá học (keo tụ tạo bông, dùng kết hợp hoá chất theo từng đặc tính của nguồn nước,…), phưong pháp vi sinh. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ màng RO vào xử lý nước ngầm đang ngày càng được mọi người ưu chuộng vì hiệu quả cao, chi phí đầu tư thấp, tiết kiệm diện tích,…
Công nghệ lọc thẩm thấu ngược RO là gì ?
Công nghệ thẩm thấu ngược (hay còn gọi là màng lọc RO – Reverse Osmosis) là quá trình xử lý nước bằng áp lực nước. Các phân tử nước thông qua một màng bán thấm rất mịn, có các lỗ lọc với kích cỡ siêu nhỏ: 0.0001 micromet. Từ đó giúp lọc sạch các tạp chất, chất tan trong nước, xử lý nước biển, nước nhiễm mặn, phèn, kim loại nặng, loại bỏ đến 99.99% vi khuẩn trong nước và giữ lại nguồn nước ngọt tinh khiết.
Đặc biệt, với đội ngũ nhân viên thiết kế có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành nước, Việt Thái Sinh luôn có các giải pháp xử lý nước toàn diện, đặc thù theo từng yêu cầu của mỗi khách hàng. Chúng tôi cam kết sử dụng các màng lọc RO chính hãng đến từ các thương hiệu lớn từ nước ngoài như Parker, Suez, LG, Dupont,…đảm bảo chất lượng nguồn nước và giảm chi phí đầu tư ở tối đa cho khách hàng.