Khi kinh tế ngày càng phát triển, chất lượng và nhu cầu cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn, đặc biệt là nhu cầu về thực phẩm. Hiểu được vấn đề đó, ngành chế biến thực phẩm là một trong những ngành mà Việt Nam đang ưu tiên phát triển hàng đầu, áp dụng công nghệ và các tiêu chuẩn quốc tế vào các sản phẩm sản xuất taị Việt Nam.

Tình hình phát triển ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam 

Trong bối cảnh đại dịch CoVid 19 làm suy giảm sự phát triển của các ngành kinh tế khác thì ngành chế biến thực phẩm lại trở thành điểm kinh tế chủ chốt, từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường trong nước và gia tăng xuất khẩu.

Chỉ số sản xuất ngành chế biến thực phẩm 4 tháng đầu năm 2021 tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; một số sản phẩm tăng khá như: Thủy, hải sản chế biến tăng 3,3%; sữa tươi tăng 5,6%; sữa bột tăng 18,1%; thức ăn cho gia súc tăng 9,2%; thức ăn cho thủy sản tăng 3,2%.

Hiện tại, Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA, CPTPP), điều này mang lại nhiều lợi thế về thị trường cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển. Do đó, để nhanh chóng nắm bắt được cơ hội, cũng như tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp trong nước cần chú trọng đầu tư mạnh thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm.

Tuy nhiên, song song với sự phát triển nhanh chóng đó cũng tạo ra áp lực lớn cho môi trường nước ta. Ngành công nghiệp này đã phát sinh ra nhiều loại chất thải nguy hại như chất thải rắn (bao bì, phần bỏ đi của thực phẩm, chai lọ đựng hóa chất,…) và phần lớn chất thải lỏng.

Nước thải ngành chế biến thực phẩm nguy hại như thế nào ?

Tính chất của chất thải lỏng trong ngành chế biến thực phẩm rất đa dạng, chủ yếu phát sinh trong quá trình ngâm rửa các thực phẩm tươi sống hoặc trong quá trình vệ sinh các thiết bị sản xuất. Nước thải này ngoài chứa những chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động, thực vật thì còn tồn đọng một lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, chất bảo quản trong quá trình canh tác. Ngoài ra, những hóa chất tẩy rửa thực phẩm còn dư hoặc dầu, nhớt tồn đọng trong khi rửa sàn hay làm sạch, bảo trì thiết bị sản xuất cũng sẽ theo đó đi vào nguồn nước thải. Nước thải chế biến thực phẩm đặc trưng có hàm lượng BOD cao gấp 15 đến 20 lần quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về nước thải công nghiệp và hàm lượng COD gấp hơn 10 – 20 lần. Chính vì thế nếu không xử lý triệt để nguồn nước thải này trước khi thải ra môi trường thì sẽ làm ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng.

Đối với mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về nguồn nước sử dụng để sản xuất cũng như thải bỏ. Với kinh nghiệm 25 năm trong lĩnh vực xử lý nước và đội ngũ kĩ sư thiết kế trình độ cao, Việt Thái Sinh sẽ tư vấn cụ thể cho khách hàng các công nghệ, thiết bị phù hợp với nhu cầu sản xuất. Bên cạnh đó, việc Việt Thái Sinh hợp tác với các tập đoàn lớn như Parker, Dupont, Suez, Lowara.. cũng sẽ đảm bảo mang đến cho chủ đầu tư các giải pháp toàn diện nhất, hiệu quả nhất cũng như chi phí tối ưu.

 

 

Chia sẻ