Hiện nay, tại nhiều tỉnh ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Tây, thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt để sinh hoạt mặc dù khu vực có này có khá nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Nguyên nhân là do nguồn nước bị nhiễm mặn khi có sự giao thoa giữa nước ngọt và nước mặn (ở các khu vực cửa sông gần biển).
Nước lợ là gì ?
Nước lợ là nước có chứa 1 – 10 gam muối hoà tan trong mỗi lít nước (Theo tiêu chuẩn đo độ mặn ppt của Việt Nam). Nghĩa là nước lợ sẽ có độ mặn lớn hơn nước ngọt và nhỏ hơn nước mặn, nước biển.
Đa dạng sinh học ở vùng nước lợ không cao so với nước ngọt hay nước mặn, kể cả thực vật và động vật. Phần lớn sinh vật tồn tại trong nước lợ là sự tồn tại thích nghi từ vùng nước ngọt và nước mặn lân cận.
ĐỘ MẶN CỦA NƯỚC DỰA TRÊN CÁC MUỐI HOÀ TAN THEO PPT (VIỆT NAM)
Nước ngọt Nước lợ Nước mặn Nước muối
<1 1 – 10 >10 >50

 

Nước lợ ảnh hướng như thế nào tới sức khoẻ con người ?

Vì nước lợ có hàm lượng muối cao hơn so với nước dùng để sinh hoạt hàng ngày, nên khi sử dụng nước lợ, các tế bào trong cơ thể sẽ bị hút hết nước, dẫn đến mất nước, teo và chết tế bào, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch. Không những vậy, nếu uống nước lợ thường xuyên, cơ thể con người sẽ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá như khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa viêm đường ruột. Ngoài ra, việc sử dụng lượng nước có hàm lượng lớn muối sẽ khiến các bộ phận như gan, thận trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nếu sử dụng nước lợ để sinh hoạt, tắm rửa, vệ sinh thường xuyên sẽ nhanh chóng dẫn đến các bệnh da liễu như viêm da, mụn nhọt, ghẻ lở,…

Các ảnh hưởng khác của nước lợ tới cuộc sống của con người

Nếu sử dụng nước lợ để tưới tiêu sẽ làm cho cây trồng bị chết, đất đai khô cằn, gây mất mùa, thiệt hại kinh tế trầm trọng.

Bên cạnh đó, nước lợ còn gây gỉ sét, ăn mòn các đồ vật, chi tiết bằng kim loại. Vì muối sẽ có tác dụng trực tiếp với kim loại, có xúc tác là oxi, sẽ làm đồ vật bị kết tủa (ăn mòn và phân huỷ). Điển hỉnh là các đồ vật như xoong, ấm nước, các đường ống dẫn nước, các chi tiết máy sẽ bị gỉ sét sau thời gian ngắn tiếp xúc với nước có chứa hàm lượng muối cao.

Các phương pháp xử lý nước lợ phổ biến

  • Phương pháp chưng cất nhiệt.
  • Phương pháp trao đổi ion.
  • Phương pháp lọc thẩm thấu ngược RO.

Trong các phương pháp trên thì phương pháp lọc thẩm thấu ngược RO được đánh giá là tiên tiến, tối ưu chi phí, hiệu quả cao nhất và đã được Việt Thái Sinh tư vấn, giới thiệu cho nhiều khách hàng của mình, đặc biệt tại các tỉnh miền Tây.

Công nghệ lọc thẩm thấu ngược RO là gì ?

Công nghệ thẩm thấu ngược (hay còn gọi là màng lọc RO – Reverse Osmosis) là quá trình xử lý nước bằng áp lực nước. Các phân tử nước thông qua một màng bán thấm rất mịn, có các lỗ lọc với kích cỡ siêu nhỏ: 0.0001 micromet. Từ đó giúp lọc sạch các tạp chất, chất tan trong nước, xử lý nước biển, nước nhiễm mặn, phèn, kim loại nặng, loại bỏ đến 99.99% vi khuẩn trong nước và giữ lại nguồn nước ngọt tinh khiết.

Các bước xử lý nước lợ bằng phương pháp lọc thẩm thấu ngược RO

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn lắng và lọc với màng lọc PP5 sơ bộ  để loại bỏ rác, cặn lắng, các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn hơn 5 micromet, điều chỉnh pH.
  • Giai đoạn 2: Sử dụng bơm tăng áp lực điều chỉnh áp lực nước phù hợp với các màng lọc và độ mặn của nước cấp. Ở màng lọc này, các phân tử Clo dư sẽ bị giữ lại.
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn quan trọng nhất, tách muối ra khỏi nước. Trên nguyên tắc dùng áp lực cao hơn áp lực thẩm thấu, nước được bơm qua hệ thống lọc RO dưới áp lực cao tạo thành dòng nước tinh khiết và dòng muối đậm đặc. Qua kiểm nghiệm, nước ngọt thu được đảm bảo như nước tinh khiết, các chất bẩn nguy hại như nitrat, ion kim loại, sun phát, chất bẩn hữu cơ và vi khuẩn… hầu như bị loại bỏ.
  • Giai đoạn 4: Ổn định nước sau khi được tách muối được ổn định pH, sau đó mang đi khử trùng và đưa vào sử dụng. Vì qua màng lọc có thể mất khoáng nên trước khi cấp nước người ta có thể bổ sung thêm một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Đặc biệt, với các thiết bị lọc nước lợ của Việt Thái Sinh, chúng tôi cam kết sử dụng các màng lọc RO chuyên dùng cho nước lợ (kích thước mắt lọc hơn, cần áp lực thấp hơn so với màng lọc nước biển) của các hãng nước ngoài như Parker, Suez, LG, Sea Recovery… đảm bảo được chất lượng nước sau xử lý, chi phí đầu tư, thời gian sử dụng ở mức tốt nhất cho khách hàng.

Các hệ thống xử lý nước lợ của Việt Thái Sinh lắp đặt tại khu vực miền Tây

Hiện nay, các thiết bị lọc nước lợ của Việt Thái Sinh được các đơn vị như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cục phòng chống thiên tai, Các nhà máy cung cấp nước sạch tại Kiên Giang, Bến Tre,… tin tưởng sử dụng tại khắp các tỉnh miền Tây, miền Trung, mang lại nguồn nước ngọt sử dụng cho các nhà máy nhà sản xuất, chế biến cũng như người dân ở các vùng nông thôn.

Chia sẻ